Bữa cơm trưa đặc biệt trong trường thi tốt nghiệp THPT
Với sự đẩy mạnh đầu tư vào các công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, blockchain…), công nghệ xanh, cùng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 57, ngành công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh, hướng tới mục tiêu đạt 4.320 tỉ đồng doanh thu vào năm 2025, đóng góp hơn 12% GDP và nâng tỷ lệ giá trị Việt Nam trong ngành từ 32% lên 50% vào năm 2030.Tại buổi công bố Chương trình Top 10 và Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 diễn ra chiều 27.2 tại Hà Nội, đại diện Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đánh giá sự ra đời của bản đồ sẽ giúp định vị doanh nghiệp trong hệ sinh thái công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tăng kết nối với mạng lưới nhà đầu tư, quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo... "Đây cũng là nền tảng chứng thực, xác tín, giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các cơ hội này", ông An Ngọc Thao, Phó tổng thư ký VINASA chia sẻ.Bắt đầu thực hiện từ năm 2025, bản đồ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam áp dụng mô hình đánh giá theo hai trục chính gồm "Tầm nhìn" (thể hiện định hướng phát triển, khả năng đổi mới trong tương lai của doanh nghiệp) và "Khả năng thực thi" (đánh giá mức độ triển khai, áp dụng sản phẩm, dịch vụ vào thực tế). Dựa trên hai trục, doanh nghiệp được phân vào 4 nhóm: Thực lực (năng lực triển khai mạnh, tập trung vào hiệu quả thực tế), Đầu tàu (dẫn dắt thị trường, có tầm nhìn lẫn khả năng), Chuyên biệt (có thế mạnh trong lĩnh vực cụ thể, phát triển chuyên sâu) và Khai phá (đổi mới sáng tạo). Qua các tiêu chí trên, bản đồ sẽ cung cấp dữ liệu toàn cảnh về hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, phân loại theo lĩnh vực, quy mô, năng lực đổi mới và tiềm năng phát triển. Trong tương lai, bản đồ sẽ được hoàn thiện hơn, phản ánh doanh nghiệp thuộc nhiều phân khúc khác nhau, không chỉ giới hạn trong Top 10.Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động tại Việt Nam (tính đến hết năm 2024) đạt 54.500 đơn vị, tăng 16% so với năm trước. Nhóm doanh nghiệp này cũng đóng góp lớn cho lĩnh vực thông tin và truyền thông Việt Nam khi chiếm hơn 91% doanh thu toàn ngành và 11% GDP.Cụ thể, năm 2024 doanh thu ngành thông tin và truyền thông ước đạt 4.243.984 tỉ đồng (khoảng 166,7 tỉ USD), tăng 13,2% so với năm 2023. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số (ICT) đóng góp 3.878.296 tỉ đồng (khoảng 151,86 tỉ USD). Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử ước đạt 132,3 tỉ USD, tăng 11,6% so với năm 2023, chiếm 32% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của quốc gia.Ngã tư trên cầu vượt lộn xộn vì không đèn tín hiệu
Hai gương mặt mới được giới thiệu tại Nhã Lam Art gồm nghệ sĩ Thanh Tùng với nghệ thuật chế tác pháp lam, họa sĩ Mỹ Linh với dòng tranh khắc gỗ phá bản khổ lớn và nhóm có Vi Cự Việt Nhân với các sản phẩm gốm, tượng thủ công mô phỏng các hiện vật, nhân vật lịch sử Việt Nam. Hội chợ diễn ra trước thềm xuân Ất Tỵ 2025, là cơ hội để người thưởng lãm được nhìn ngắm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ phối chạm, kết hợp các chủ đề lịch sử, đương đại để làm nổi bật tính gắn kết gia đình dịp tết đến xuân về, dù có nghệ thuật đã thất truyền và đang được phục dựng, tái tạo với nỗ lực đáng trân trọng, chẳng hạn nghệ thuật pháp lam mà anh Thanh Tùng đang theo đuổi. Nghệ thuật pháp lam có từ đầu thế kỷ 19 (thời vua Minh Mạng), song vì chiến tranh nên thất truyền. Là người lần mò học hỏi và không có nền tảng về hội họa, anh Thanh Tùng đã gặp không ít khó khăn khi chọn tái hiện nghệ thuật chạm khắc độc đáo này để giới thiệu đến khán giả một loại hình tuy hiếm ở Việt Nam nhưng tính ứng dụng cao. Theo anh Tùng, hiện nay tại Việt Nam, ngoài Huế, nếu muốn tìm hiểu về pháp lam có những địa điểm như ở TP.HCM, An Giang hay một số nơi ở Hà Nội. Tại hội chợ, anh trưng bày một số tác phẩm độc đáo cho thấy khá rõ nét kỹ thuật pháp lam. Cũng theo chia sẻ của anh, nghệ thuật này khó nhưng có thể áp dụng để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, trang sức, nội thất; riêng anh thích và thấy dễ phối hợp là kết hợp nghệ thuật pháp lam với gỗ. Còn với họa sĩ Mỹ Linh, đây là lần đầu tiên tranh khắc gỗ phá bản của chị được ra mắt tại Nhã Lam với khổ lớn - dòng tranh với kỹ thuật khó và đòi hỏi sự nghiêm cẩn trong quá trình sáng tác. Các bức tranh của nữ họa sĩ được trưng này đều là những bức khổ lớn với chạm khắc tinh tế, khắc họa nhiều hình thái sống động của thiên nhiên. Hội chợ là dịp để họa sĩ Mỹ Linh "trổ tài" biểu diễn và giới thiệu đến công chúng nghệ thuật in tranh khắc gỗ và những nét đặc trưng của dòng tranh này trong workshop mở rộng ngày 18.1 tới. Nhóm Vi Cự Việt Nhân trước đó gây chú ý với thú chơi mô hình chiến binh các nhân vật lịch sử, đem đến hội chợ những mô hình nhân vật và mô hình đầu rồng được đúc bằng gốm, các ấn được đúc bằng đồng. Các tượng, hiện vật này được chế tác bằng tay, ví dụ như các mô hình chiến binh được tham khảo kỹ lưỡng về phông nền lịch sử, văn hóa rồi mới chế tác, sau đó đến các chi tiết như mũ giáp, binh khí cũng được dựa vào mô tả trong lịch sử để phục hiện. Bên cạnh 3 dòng sản phẩm chính gồm đồ thủ công chế tác bằng/kết hợp với kỹ thuật pháp lam, tranh khắc gỗ phá bản và mô hình chiến binh, các hiện vật lịch sử, hội chợ còn là không gian để người thưởng thức tìm hiểu và đấu giá các tác phẩm gốm xưa cũng như tranh màu nước của họa sĩ Hồ Hưng.Gốm xưa cũng như tranh màu nước Hồ Hưng đã được giới thiệu trước đó, độc đáo là lần này, có 3 phiên bản tranh giới hạn của Hồ Hưng được giới thiệu gồm Miền quê lao xao, Thu heo may và Nằm nghe biển hát.Điểm chung trong các tác phẩm nghệ thuật, thủ công của các nghệ sĩ là những sáng tạo đòi hỏi tính bền bỉ. Bà Nguyễn Giáng Xuân, nhà sáng lập Nhã Lam Art, nhận thấy điều đó và chia sẻ rằng nhiều người chơi hoặc người thưởng lãm có thể mua hàng từ nước ngoài về với giá rất cao, song Nhã Lam chọn 3 trường hợp này để giới thiệu đến công chúng vì bản thân mỗi loại hình như thế tự thân nó đã có những câu chuyện nối kết lịch sử với đương đại, thông qua đó chạm đến nếp văn hóa nếp nhà của người Việt từ xưa đến nay. So với tranh sơn dầu, tranh khắc gỗ phá bản khó chỉnh sửa hơn, kỹ thuật đòi hỏi khắt khe, sự sáng tạo đòi hỏi phải bền bỉ. Kỹ thuật pháp lam cũng thế, bởi như anh Thanh Tùng nhìn nhận, nếu muốn học kỹ thuật này một cách bài bản, nếu có điều kiện nên sang nước ngoài và đầu tư bộ dụng cụ để chế tác kỹ thuật này. Nhóm Vi Cự Việt Nhân biết rằng làm những mô hình lịch sử (trải dài từ thời Lý - Trần đến thời Nguyễn) không chỉ khó nhọc mà còn có thể dẫn đến những tranh cãi về tính đúng sai của lịch sử. "Tranh cãi là chuyện của những nhà nghiên cứu lịch sử, còn việc của mình là làm ra những mô hình này. Phải có mô hình trước, sau đó tụi mình sẽ lắng nghe những góp ý để hoàn thiện dần", đại diện nhóm chia sẻ. Những nghệ sĩ trẻ này chọn lối đi hẹp để tiếp cận với những loại hình thủ công, mỹ thuật đòi hỏi nhiều tâm huyết, tài chính. Như trường hợp của anh Thanh Tùng, lấy công việc khác để "nuôi" việc học hỏi và phát triển pháp lam, song nhờ tình yêu, niềm đam mê và sự cần mẫn, những sáng tác của họ có đời sống riêng, hấp dẫn.
Phẫn nộ xe buýt lấn làn, dừng đèn đỏ kiểu ‘không giống ai’
Cụ thể, đối với khách hàng cá nhân, lãi suất vay được điều chỉnh giảm chỉ từ 6,39%/năm đối với khoản vay ngắn hạn và 5,79%/năm đối với khoản vay trung dài hạn. Đồng thời, với gói vay ưu đãi mua nhà, khách hàng sẽ được hưởng ưu đãi giải ngân tới 90% giá trị bất động sản mua, thời gian vay lên tới 25 năm, thời gian ưu đãi lãi suất và ân hạn gốc kéo dài tới 24 tháng. Đặc biệt, với những khách hàng thân thiết, sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có thể được giảm thêm tối đa 1%/năm.
Ngày 26.1, mạng xã hội lan truyền clip một ô tô biển vàng bất ngờ tự chạy trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Lúc này, xung quanh có rất nhiều người. Một số người cố gắng kéo chiếc xe lại, số khác dùng các vật cản chặn chiếc ô tô nhưng bất thành.Chiếc ô tô vẫn di chuyển từ từ về phía trước. Xung quanh có nhiều tiếng la "tránh ra... xe không có tài xế, xe tự chạy". Qua xác minh, sự việc xảy ra vào tối 25.1 (26 tết) tại tuyến đường nằm trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Đại diện lực lượng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, thời điểm trên ô tô không có người bên trong. Người lái xe thấy sự việc thì chạy đến và đơn vị sau đó cử lực lượng ngăn lại. Ô tô di chuyển một đoạn ngắn thì dừng lại sau khi vướng vào gờ một hàng rào. Nguồn tin riêng khác của Báo Thanh Niên cho biết, khi phát hiện vụ việc, người dân, lực lượng an ninh sân bay đã kịp đến xử lý. Vụ việc không gây thiệt hại về tài sản, người, cũng như không gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất.Chiếc ô tô biển vàng nói trên là taxi điện. Trong vụ việc taxi điện bị "trôi" trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất diễn ra tối 25.1, tài xế thừa nhận nguyên nhân do quên về P (chế độ đỗ xe), quên tháo dây an toàn và không nhấn nút phanh điện tử.Tối 25.1, một số diễn đàn mạng xã hội đã chia sẻ clip một ô tô VF8 biển vàng bị “trôi” trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Xung quanh có nhiều người cố dừng xe. Chiếc ô tô này di chuyển một đoạn ngắn thì dừng lại sau khi vướng vào vật cản phía trước. Không có ai bị thương trong vụ việc trên.Tường trình vụ việc sau đó, tài xế của chiếc VF8 có tên Võ Văn Nhã cho biết, khi vào sân bay, anh đã xuống xe nhưng quên về P, quên tháo dây an toàn và quên nhấn nút phanh tay điện tử. Bởi thế, sau khi xuống xe, đóng cửa, chiếc xe đã tự trôi về phía trước, dẫn tới vụ việc như một số clip chia sẻ trước đó.Vụ việc tuy không gây hậu quả nhưng là lời cảnh báo cho thói quen của một số tài xế thường cài khóa an toàn cố định để "đánh lừa" chức năng cảnh báo của xe. Ngoài ra, các tài xế cũng cần đảm bảo thao tác cẩn thận khi dừng đỗ xe, đón trả khách để không gây ra các tình huống mất an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Những món quà công nghệ dành tặng phái đẹp dịp lễ 20.10
Tối 19.1, lãnh đạo Công an Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Văn Vương (52 tuổi, trú xã Hoàng Long, H.Phú Xuyên, Hà Nội) về tội giết người.Bước đầu, Vương khai nhận, khoảng 10 giờ ngày 15.1, Vương sát hại con gái V.T.H (19 tuổi) rồi giấu xác dưới gầm giường trong phòng ngủ.Trưa 15.1, thấy con trai V.T.T (17 tuổi) về, Vương bảo con vào ngủ, sau đó sát hại con và giấu thi thể vào gầm giường.Tối đến, bà Đ.T.T (50 tuổi, vợ Vương) đi làm về và khoảng 23 giờ cùng ngày thì bị Vương sát hại rồi tiếp tục giấu thi thể vào gầm giường, nằm gần 2 con.Sau khi sát hại vợ và 2 con, nhà Vương lúc này còn người mẹ già bị bệnh lâu ngày nằm một chỗ là bà Đ.T.N (79 tuổi). Khoảng 1 giờ ngày 16.1, Vương bóp cổ bà N. đến chết.Gây án xong, Vương uống thuốc ngủ tự tử nhưng không chết nên ngày 16.1 đã bắt xe khách từ Hà Nội vào Đà Nẵng bỏ trốn, sau đó tiếp tục đón xe vào TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) rồi vào chùa Liên Trì cầu siêu cho mẹ, vợ và 2 con.Vương khai lý do sát hại 4 người thân là muốn giải thoát cho tất cả vì nhà quá nghèo.